TIN MỚI NHẤT

ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG KẾT LUẬN VÀ CHỈ ĐẠO

  • /
  • 4.11.2013 - 15:45

Bình Thuận tiếp tục khai thác tối đa, mạnh mẽ hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, Bình Thuận cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bộ chính trị và Ban Thường vụ Tỉnh ủy

           Ngày 02/11/2013, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã chủ trì họp Bộ Chính trị nghe Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận báo cáo và cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015; cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.

Tại buổi làm việc, sau khi nghe đồng chí Huỳnh Văn Tí - Bí thư Tỉnh ủy báo cáo tóm tắt, ý kiến phát biểu của các thành viên d họp; đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) thay mặt Bộ Chính trị hoan nghênh và đánh gía cao Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận trong thời gian vừa qua đã chủ động và tích cực chuẩn bị nội dung hết sức chu đáo, kỹ lưỡng, công phu và có chất lượng để phục vụ cho cuộc làm việc của Bộ Chính trị. Đồng thời, cơ bản thống nhất với báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận trình ra Bộ Chính trị. Theo đó, Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận đã nỗ lực phấn đấu, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015, bước đầu khai thác được một số lợi thế của tỉnh và đạt được những kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì Bình Thuận vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; chưa khai thác, phát huy lợi thế của vùng và liên kết vùng. Một số chỉ tiêu chưa đạt và đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra vào năm 2015.

Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã đề nghị tỉnh Bình Thuận cần thấy hết những thuận lợi, thời cơ, cũng như những khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới; tiếp tục nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn vai trò, vị trí của Bình Thuận. Khẳng định Bình Thuận là tỉnh có vị trí địa chính trị, địa kinh tế, quốc phòng – an ninh khá quan trọng của khu vực duyên hải cực Nam Trung bộ; là cửa ngõ giao thương với các tỉnh trong vùng kinh tế động lực Đông Nam bộ và Tây nguyên; có tiềm năng lớn về năng lượng, khoáng sản, nông – lâm – thủy sản và dịch vụ du lịch; đặc biệt, tỉnh Bình Thuận là một trong 3 nơi có ngư trường lớn nhất cả nước, là địa bàn quan trọng trong khu vực phòng thủ của Quân khu 7. Trên cơ sở đó, đề nghị tỉnh Bình Thuận tiếp tục khai thác tối đa, mạnh mẽ hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, Bình Thuận cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế phù hợp: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với 3 trung tâm mang tầm quốc gia: Trung tâm năng lượng, trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan, trung tâm du lịch - thể thao biển; có đủ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, tương đối đồng bộ và liên thông với khu vực và cả nước; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm; môi trường được bảo vệ tốt; quốc phòng - an ninh được vững chắc; xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Theo đó, đồng chí Tổng Bí thư Ban Cháp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đề nghị Tỉnh Bình Thuận: Bằng các biện pháp tích cực, đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác có hiệu quả những lợi thế có được. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao. Bằng các biện pháp tích cực, kiên quyết giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Kiên trì, kiên quyết làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đặc biệt, phải ra sức thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thường xuyên khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm đã được xác định qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua. Về các kiến nghị của tỉnh, trước hết Bộ Chính trị ủng hộ chủ trương đầu tư xây dựng sân bay lưỡng dụng Phan Thiết theo quy hoạch. Đồng thời quan tâm xây dựng đảo Phú Quý đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng - an ninh trong Chiến lược biển nói chung; tập trung đầu tư khắc phục tình trạng biển xâm thc; xây dựng khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền. Đồng ý về lâu dài, đầu tư nâng cấp, mở rộng sân bay trên đảo Phú Quý....

Theo tinh thần đó, Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, các bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm giải quyết theo chức trách, thẩm quyền của mình với tinh thần ủng hộ, phối hợp và hỗ trợ tối đa, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tỉnh Bình Thuận phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn trong thời gian tới./.

                                                                                        Trần Tới

 


  • |
  • 1375
  • |

Các tin khác

SỐ LƯỢT TRUY CẬP