TIN MỚI NHẤT

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁN BỘ, NHÂN DÂN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN TUY PHONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Thời gian qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, nhận thức và hành động bảo vệ bảo vệ môi trường tự nhiên có sự chuyển biến nhất định. Nhiều hoạt động thực hiện tương đối hiệu quả như: Thực hiện lồng ghép nhiều mô về bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực thu gom, xử lý rác thải trong dân cư; các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường đầu tư cho xử lý ô nhiễm, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình hoạt động, sản xuất; sự chung tay, đóng góp của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trườn được nhân rộng, có sức lan tỏa cộng đồng; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.

Tuy nhiên, nhận thức trong một bộ phận người dân, doanh nghiệp về những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường tự nhiên đến kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân vẫn còn hạn chế; hành động bảo vệ môi trường có mặt còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả sâu rộng, thường xuyên; tinh thần, trách nhiệm và sự chung tay tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân còn thấp.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường từng bước được kiểm soát, xử lý; các loại rác thải được thu gom, xử lý; tình trạng vứt rác thải, đổ nước thải ra môi trường có phần giảm, môi trường không khí ổn định; tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài tại một số cơ sở sản xuất đã được chấm dứt, không phát sinh điểm nóng mới hoặc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từng bước được nâng lên. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sự đầu tư về trang thiết bị gắn với thực hiện các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Các hoạt động, mô hình thu gom, xử lý rác thải ở cộng đồng được triển khai tích cực, có sự đồng thuận và tham gia hưởng ứng của nhân dân. Hạ tầng về bảo vệ môi trường được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng đường giao thông đô thị, nông thôn, hệ thống thoát nước khu dân cư; hệ thống cấp nước sinh hoạt trong dân được nối mạng đến từng cụm dân cư (giai đoạn 2010 -2015, tỷ lệ người dân sử dụng nước máy chỉ đạt từ 40 - 50%, đến nay đạt hơn 94,2% và nước sạch hợp vệ sinh đạt 99,9%); hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt từng bước xã hội hóa. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn cơ bản ổn định. 

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100% (trong đó sử dụng nước máy đạt 96,6%); tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom 92%; hạ tầng đô thị của 02 thị trấn được cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang; các tuyến kè biển chống xâm thực, các khu dân cư được đầu tư, từng bước hạn chế dần các nguồn thải, nước thải của các cơ sở sản xuất trong khu dân cư; hệ thống tiêu thoát nước trên các tuyến đường được đầu tư; bê tông, nhựa hóa các tuyến đường giao thông; công viên cây xanh được đầu tư, chỉnh trang, mở rộng tạo bóng mát, cảnh quan đô thị; các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường cơ bản được khắc phục...

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,9% (trong đó sử dụng nước máy đạt 89,86%); tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom 85%; các tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư trãi nhựa, bê tông, tạo cảnh quan bộ mặt nông thôn ngày càng chuyển biến; các hoạt động bảo vệ môi trường được chú trọng, nhất là các mô hình cộng đồng, tạo sức lan tỏa về thu gom, xử lý rác thải ven biển, các tuyến đường giao thông, hộ gia đình; các điểm nóng về môi trường cơ bản được giải quyết.

Môi trường du lịch được cải thiện, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi các dự án đầu tư phát triển du lịch; công tác bảo vệ môi trường tại các khu du lịch được chú trọng, nhất là khu du lịch Bình Thạnh; các dự án đầu tư mới có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải; công tác trồng, bảo vệ rừng phi lao phòng hộ ven biển được quan tâm nhằm ngăn chặn các hoạt động gây sạt lở đất, xâm nhập mặn; bố trí hợp lý, hiệu quả các dự án đầu tư dịch vụ du lịch ven biển trên cơ sở khoanh vùng, bảo vệ rừng phi lao, bảo vệ bãi cát chắn sóng ven bờ, chống sự xâm nhập của nước biển; rác thải dọc các tuyến giao thông, khu du lịch được quan tâm thu gom, xử lý.

Bảo vệ môi trường tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân: Công tác quản lý môi trường được các nhà máy quan tâm, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức các hoạt động sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, nhất là thực hiện một số các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn, giảm thiểu và khắc phục phát tán bụi tro xỉ, bụi than, khí thải, xử lý nước thải, tiếng ổn…; tập trung đầu tư các trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng ứng phó nếu có sự cố môi trường xảy ra; tình trạng ô nhiễm môi trường đã được khắc phục so với trước đây, có sự chuyển biến rõ nét.

Tuy nhiên, Tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn xảy ra ở một số khu vực, địa bàn các xã, thị trấn: Rác thải bờ biển và kênh thoát lũ Hiệp Đức, xã Chí Công; kè sông, kè biển Liên Hương và Phan Rí Cửa; hệ thống xử lý rác thải tại bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt khu vực Núi Nhọn, xã Phong Phú đã lạc hậu, xuống cấp và tình trạng quá tải rác thải nên xảy ra ô nhiễm môi trường. Nhiều đoạn đường giao thông, nhất là tuyến Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 716, các tuyến đường liên xã thường xuyên tồn đọng các loại rác thải. Rác thải sinh hoạt tại thị trấn, các khu dân cư nông thôn chưa được thu gom triệt để; tình trạng xả rác thải ra ven đường, nơi công cộng, biển, sông vẫn còn diễn ra; ngập úng, lầy lội vào mùa mưa vẫn còn ở một số khu vực. Môi trường tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân có lúc còn ô nhiễm do tiếng ồn, khói bụi, trong đó bãi chứa xĩ của các Nhà máy đang tồn đọng rất lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây sự cố ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, thủ công nằm xen kẽ trong khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường chưa được di dời hoặc chuyển đổi công nghệ mới; nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đầu tư đúng mức các công trình xử lý nước thải, khí thải, chưa đảm bảo đúng quy chuẩn của nhà nước. Ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế.


Các tin khác

SỐ LƯỢT TRUY CẬP