TIN MỚI NHẤT

Một số kinh nghiệm trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Qua 10 năm thực hiện thực hiện Chỉ thị số 55-CT/TU, ngày 10/8/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về việc tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và 08 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn”  đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cấp ủy các địa phương đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, thông qua các hình thức như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức 36 lớp tập huấn công tác tuyên truyền Đề án cho hơn 4.947 lượt người; phát hành 90.000 tời rơi tuyên truyền; lắp đặt 128 pano; Hội Phụ nữ tổ chức 3.739 cuộc tuyên truyền cho 368.119 lượt hội viên và nhân dân; phối hợp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm 52.757 phụ nữ làm việc tại các khu công nghiệp, giới thiệu 20 lao động nữ sang Nhật làm việc; Hội Nông dân tổ chức 02 lớp tập huấn với 162 tuyên truyền viên; 166 lớp nghề cho 5.742 hội viên, nông dân; trong đó, 149 hộ nghèo và cận nghèo, 1.195 dân tộc thiểu số, 172 đối tượng chính sách, 1.242 lao động nữ; Tỉnh đoàn: Phát động 2.487 đợt tuyên truyền học nghề, định hướng nghề và việc làm với hơn 220.900 lượt đoàn viên tham gia; hơn 650 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; tổ chức 09 chương trình tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi” và 01 Chương trình “Liên hoan thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi”, khen thưởng 215 người thợ trẻ giỏi, thanh niên nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi qua đó; đồng thời giới thiệu lên Trung ương Đoàn khen thưởng 22 cán bộ Đoàn. Tư vấn nghề và hướng nghiệp hơn 235.264 lượt đoàn viên, học sinh tại các trường THPT trên toàn tỉnh; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Thuận và các doanh nghiệp trực tiếp xuống các xã tổ chức tư vấn học nghề và hướng nghiệp hơn 18.423 lượt đoàn viên, thanh niên nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 25 lớp tập huấn công tác tuyên truyền Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” tại các địa phương với hơn 3.125 lượt người tham gia.

Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ; giúp người lao động nông thôn, người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ, các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng và lao động nghèo ở vùng đô thị, sau khi học nghề đã phát huy được những kiến thức đã học, tìm được việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, vượt qua khó khăn, vững bước đi lên trong quá trình lập nghiệp, góp phần xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn, vận động nhân dân thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 19-CT/TW gắn với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho hàng trăm cán bộ hội viên, đoàn viên tham gia và đã đạt được nhiều kết quả tích cực như Hội LHPN tổ chức đào tạo nghề 966 lớp/25.43 l phụ nữ; giới thiệu việc làm cho 8.952 phụ nữ; huy động vốn vay được 2.410,066 tỷ đồng cho 57.504 chị vay, thành lập 17.015 tổ tiết kiệm góp vốn/924.250 thành viên với số tiền 23 tỷ giúp cho 4.535 chị vay; vận động các đại lý phân bón, giống cây trổng giúp các chị khó khăn được 87,96 tấn giống, l 78, l tấn gạo , 753,7 tấn phân bón, 2.453 ngày vần đổi công với số tiền là 982.753.000 đồng không lấy lãi. Tỉnh đoàn: Dạy nghề cho 13.900 đoàn viên thanh niên nông thôn, giới thiệu việc làm cho 9.390 đoàn viên thanh niên là quân nhân xuất ngũ, trong đó có hơn 5.100 đoàn viên có việc làm; tổ chức 81 hoạt động chăm lo cho hơn 8.000 thanh niên công nhân, hỗ trợ 14.941 đoàn viên thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển kinh tế của địa phương và Trung ương, duy trì hoạt động của 88 nhóm thanh niên giúp nhau làm kinh tế giỏi, tổ hợp tác thanh niên, Công đoàn: phát triển mô hình tổ hùn vốn giúp nhau làm ăn...,ạo thành phong trào giúp nhau vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng như Phong trào hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; giới thiệu các mô hình thanh niên sản xuất kinh doanh hiệu quả; mô hình “Giải quyết việc làm” cho hội viên, phụ nữ; trao bò giống sinh sản; nuôi bò vỗ béo, nuôi tôm, trồng sen lấy hạt; nuôi thỏ, nuôi trùn quế, nuôi lươn không bùn, trồng lan Mokara, trồng trôm, nuôi vịt biển; trồng cà chua, rau sạch, sản xuất thanh long Vietgap, trồng hoa, cây kiểng, nhân giống cây trồng; Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nhân dân như tổ chức hơn 18.367 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh cho hơn 122.449 đoàn viên, hội viên, 43.039 chị em phụ nữ, có nhiều mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh hiệu quả; số lượng hộ gia đình nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng cụ thể là Hàng năm có 50.000 - 70.000 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. .

Tuy nhiên, một số cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức, sâu sát, kịp thời giải quyết, khắc phục những vướng mắc, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách,  pháp luật của Nhà nước về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chưa duy trì thường xuyên. Công tác tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, ý thức của một bộ phận người dân còn nhiều hạn chế, trình độ học vấn thấp, tâm lý ngại học sợ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình khi tham gia các lớp học nghề. Việc cung cấp thông tin nghề nghiệp và việc làm đến các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn. Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề chưa cao. Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động chưa được tập trung đúng mức; đội ngũ cộng tác viên, tổ giúp việc cấp cơ sở kiêm nhiệm nên nắm bắt nhu cầu học nghề của các đối tượng chưa tốt, thiếu kinh phí phục vụ công tác điều tra, khảo sát thiếu; công tác đào tạo nghề chưa phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động.

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn có thể rút ra một số kinh nghiệm: Phát huy đúng mức vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ học phí và các chính sách hỗ trợ khác để người lao động có điều kiện tham gia các lớp đào tạo nghề; đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... để người lao động nắm bắt được và chủ động tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng gắn với thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt quan tâm thực hiện tốt chủ trương đào tạo nghề và giải quyết việc làm phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp; với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Không đào tạo nghề đối với những nghề không phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động địa phương; gắn kết công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người lao động trong việc học nghề và tạo việc làm. Tăng cường thanh tra kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về nội dung, chương trình giảng dạy và sử dụng kinh phí do ngân sách cấp để thực hiện hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng đào tạo theo quy định của pháp luật cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực.


Các tin khác

SỐ LƯỢT TRUY CẬP