TIN MỚI NHẤT

Tập trung giải quyết tồn đọng thâm niên cơ yếu

  • /
  • 19.2.2013 - 18:5

Trong những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, Bình Thuận là một trong những tỉnh thuộc Khu VI có số lượng cán bộ cơ yếu khá đông....

Theo tài liệu của Ban Cơ yếu Khu VI (ghi ngày 27/12/1975, hiện Cơ yếu Tỉnh ủy đang lưu giữ), Phòng Cơ yếu Thuận Hải (thuộc Tỉnh ủy Thuận Hải trước đây), có lúc lên đến hơn hai mươi đồng chí, thay phiên nhau đảm bảo liên lạc giữa huyện lên tỉnh và Trung ương. Sau khi đất nước thống nhất (30/4/1975), do yêu cầu công tác, nhiều đồng chí đã chuyển ngành, sang làm công tác khác, nay đã nghỉ hưu; một số đồng chí trở về sum họp với gia đình ở các tỉnh phía Bắc; một số đồng chí đã từ trần. Trong số các đồng chí còn sống hầu hết chưa có giấy chứng nhận thâm niên về thời gian công tác cơ yếu.

Năm 1992, Cơ yếu Tỉnh ủy Bình Thuận đã rà soát, lập danh sách đề nghị và đã được Ban Cơ yếu Chính phủ cấp Giấy chứng nhận thâm niên ngành cho các đồng chí này. Trong số này đều nghĩ hưu đang sinh sống tại Bình Thuận nhưng chưa được hưởng thâm niên ngành Cơ yếu.

Thực hiện Công văn số 479/BCY-CS, ngày 28/10/2009 của Ban Cơ yếu Chính phủ về việc giải quyết tồn đọng thâm niên Cơ yếu. Để làm được việc này, Cơ yếu Tỉnh ủy Bình Thuận đã rà soát, lập danh sách các đồng chí nguyên là cán bộ cơ yếu chuyển ngành, nghĩ hưu hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, đồng thời tập hợp các văn bản hồ sơ có liên quan và tham mưu lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy đề xuất Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giải quyết chế độ. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã giải quyết cho 03 trường hợp hưởng thâm niên Cơ yếu, trong có 02 chị (Nguyễn Thị Kim Liên và Nguyễn Thị Hằng); số còn lại do hồ sơ chưa bảo đảm (như thiếu quyết định lương lúc chuyển ngành hoặc khi làm tờ khai để lập hồ sơ bảo hiểm khai thời gian công tác cơ yếu không đúng với Giấy chứng nhận thâm niên mà Ngành đã cấp năm 1992…) nên chưa có cơ sở để Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giải quyết.                              

Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn của các thế hệ Cơ yếu đã cống hiến, hy sinh trong những năm chiến tranh, vấn đề giải quyết chế độ thâm niên cơ yếu cho các anh, các chú là việc làm hết sức cần thiết. Với tinh thần đó, Cơ yếu Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận đang tiếp tục nghiên cứu kỹ Công văn số 479/BCY-CS, ngày 28/10/2009 của Ban Cơ yếu Chính phủ, trực tiếp quan hệ với nhiều  đơn vị mà các anh, các chú đã công tác, làm việc trước đây, phối hợp làm việc với các đồng chí Lưu trữ Tỉnh ủy, Lưu trữ các huyện, thị, thành ủy nhờ sưu tra tìm giúp các văn bản liên quan bổ sung hồ sơ của từng đồng chí.

Vì tài liệu hầu hết là không tập trung, thiếu đầy đủ do đó công tác lưu giữ không đầy đủ trong quá trình khai thác, tìm kiếm gặp nhiều khó khăn. Cơ yếu đã đề ra giải pháp là trực tiếp phối hợp với các đồng chí cán bộ Lưu trữ của sáu Văn phòng huyện ủy nhưng chỉ tìm được rất ít tài liệu liên quan. Phối hợp làm việc với các đồng chí Kho Lưu trữ Tỉnh ủy tìm được một ít tài liệu như danh sách ký nhận lương, sổ tiền lương ghi bằng vở học sinh. Danh sách nâng lương, không có quyết định nâng lương. Tìm đến gặp từng đồng chí cơ yếu đã nghỉ hưu hoặc người thân của những đồng chí đã từ trần yêu cầu tìm lục những loại giấy tờ liên quan cá nhân mà các đồng chí, gia đình đang lưu giữ. Qua đó đã tập hợp bổ sung hồ sơ được năm trường hợp, trình lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy ký y sao và chuyển cho Bảo hiểm Xã hội Bình Thuận xem xét giải quyết xong chế độ phụ cấp thâm niên cơ yếu trong tháng 4 năm 2012, trong đó có một chị (là vợ của một đồng đã từ trần từ năm 2010). Chị nói: “Chị sẽ dành số tiền này để làm lễ mãn tang cho Anh”.

Cho đến nay, đã có 8 đồng chí nguyên là cán bộ Cơ yếu đã chuyển ngành, nghĩ hưu đã được giải quyết tồn đọng chế độ thâm niên cơ yếu. Nâng tổng số lên 14 đồng chí đã được giải quyết chế độ thâm niên cơ yếu, hiện còn 02 trường hợp (là anh Đoàn Văn Sáu và anh Nguyễn Văn Ba), Cơ yếu Văn phòng Tỉnh ủy đã tập hợp tài liệu bổ sung hồ sơ và đề nghị Bảo hiểm Xã hội tỉnh giải quyết trong thời gian đến.

Qua đó, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm:

Một là, phải nghiên cứu sâu, kỹ những hướng dẫn, quy định của Trung ương, để từ đó vận dụng sát đúng với từng trường hợp, từng đối tượng cụ thể thuộc diện được hưởng chế độ thâm niên ngành Cơ yếu.

Hai là, khi tiến hành thực hiện cần xây dựng giải pháp, bước đi thích hợp để xử lý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tránh sai sót.  

Ba là, cán bộ trực tiếp thực hiện phải tích cực, chịu khó với tinh thần thương yêu đồng chí, đồng đội. 

Bốn là, phải có là mối quan hệ tốt với các đơn vị mà mình đến đặt vấn đề giúp đỡ (cán bộ Lưu trữ, Văn phòng cấp ủy huyện, Bảo hiểm Xã hội, …) để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin.

Năm là, trong quá trình triển khai thực hiện cần tranh thủ ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, xem đây là yếu tố quyết định góp phần rất lớn cho sự thành công trong công tác tham mưu giải quyết chế độ, chính sách cho người làm công tác cơ yếu.

Với những kinh nghiệm nêu trên, đồng thời cũng là giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện có kết quả trong thời gian tới.

Hy vọng, cán bộ Cơ yếu Văn phòng Tỉnh ủy sẽ tích cực tham mưu lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy đề xuất Trung ương tiếp tục giải quyết tồn đọng thâm niên cơ yếu cho những người tham gia công tác cơ yếu trong chiến tranh đã chuyển ngành, nghĩ hưu. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta đối với những người đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc./.

                                                                                                                                                                                                                                             Trần Minh Tùng

                             (Cơ yếu Văn phòng Tỉnh ủy Bình Thuận)

 


  • |
  • 1060
  • |

Các tin khác

SỐ LƯỢT TRUY CẬP