HUYỆN TUY PHONG: HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO TỪ NGHỊ QUYẾT

  • TT
  • /
  • 14.11.2021 - 18:10

Bắt đầu từ chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 08-NQ/HU của Huyện ủy (khóa VIII); trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, các hoạt động văn hóa - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu của người dân; thu nhập, đời sống của một bộ phận nhân dân ở mức thấp, tỷ lệ họ nghèo, hộ cận nghèo còn cao; song, sau khi Huyện ủy ban hành Nghị quyết, Hội đồng nhân dân huyện đã khẩn trương ban hành Nghị quyết, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch thực hiện, trên cơ sở đó tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, đội ngũ cốt cán và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn huyện để nâng cao nhận thức và trách nhiệm triển khai; cùng với mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đúng đắn, sát hợp với thực tiễn cuộc sống, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ huyện, đến cơ sở và sự ủng hộ của người dân; qua 5 năm nhìn lại, nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đề ra đều được triển khai thực hiện và đạt kết quả toàn diện.

Đã huy động mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) với tổng kinh phí 6,7 tỷ đồng; thi công 20,3 km/154 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 23,4 tỷ đồng; đầu tư 243 m 06 hệ thống kiên cố hóa kênh mương nội đồng; mở rộng hệ thống điện lưới quốc gia và nước sinh hoạt đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; hệ thống trường lớp, trang thiết bị được đầu tư quy mô hơn, đáp ứng yêu cầu dạy - học; mạng lưới y tế cơ sở được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại theo hướng xã hội hóa. Có 658 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề; 708 lao động thuộc hộ nghèo, 1.113 lao động thuộc hộ cận nghèo được giới thiệu và tạo việc làm. Có 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định; được tiếp cận tốt các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định (điển hình như cho vay ưu đãi 866 hộ nghèo/24,17 tỷ đồng và 1.480 hộ cận nghèo/44,5 tỷ đồng; đã cấp 22.356 thẻ BHYT cho người nghèo và 30.474 thẻ BHYT cho người cận nghèo, đạt 100%; hỗ trợ khám chữa bệnh 755 lượt người nghèo/653,8 triệu đồng; miễn, giảm viện phí 1.202 lượt người nghèo/239,7 triệu đồng). Hỗ trợ 179 nhà ở/7,15 tỷ đồng từ nguồn Quỹ “vì người nghèo”; hỗ trợ tiền điện cho 25.101 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, với hơn 3,46 tỷ đồng. Hỗ trợ cho 3.233 người thuộc hộ nghèo vùng khó khăn để mua vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, với số tiền 318,4 triệu đồng. Hỗ trợ triển khai các mô hình phát triển sản xuất cho 263 hộ nghèo, cận nghèo, với tổng kinh phí hơn  2,67 tỷ đồng. Đã cấp đất sản xuất cho 105 hộ dân tộc thiểu số/83,7 ha (trong đó có 85 hộ được cấp mới 75,7 ha). Hàng năm, có 100% cán bộ, công chức làm công tác văn hóa – xã hội, giảm nghèo ở các xã, thị trấn, thôn, khu phố, thành viên Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, cấp xã được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do bộ, ngành Trung ương và địa phương tổ chức. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với nghị quyết đề ra.

Nhờ đó, hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm từ 2.413 hộ (chiếm 7,05%) xuống còn 323 hộ (0,86%); bình quân giai đoạn 2016 – 2020, giảm 1,24%/năm (cao hơn bình quân chung toàn tỉnh), đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Riêng xã Phan Dũng (xã miền núi, vùng cao, thuần đồng bào dân tộc thiểu số), hộ nghèo giảm mạnh từ 76 hộ (37,62%) giảm xuống còn 17 hộ (7,36)%; bình quân giảm 6,05%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, góp phần tiếp tục nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững, hộ cận nghèo có chiểu hướng tăng; một số mô hình phát triển sản xuất đem lại hiệu quả chưa cao. Một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận đầy đủ các chính sách ưu đãi như hỗ trợ phát triển sản xuất, đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm…

Từ thực tế và kinh nghiệm của của huyện Tuy Phong, để công tác giảm nghèo đem lại hiệu quả thiết thực và bền vững, thiết nghĩ: (i) Nơi nào, cấp ủy, HĐND, UBND quam tâm ban hành nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện sát với thực tế, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân; cấp ủy, chính quyền cấp dưới bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết của cấp ủy cấp trên để xây dựng nghị quyết, tổ chức thực hiện ở cấp mình; định kỳ sơ kết, hoặc lồng ghép đánh giá hàng tháng, quý, 6 tháng, cuối năm về phát triển kinh tế - xã hội, thì công tác giảm nghèo ở nơi đó có chuyển biến tốt. (ii) Ở đâu, toàn hệ thống chính trị thực sự vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất, gắn với công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, cũng như uốn nắn những sai sót, khuyết điểm, thì ở đó, công tác giảm nghèo đem lại hiệu quả cao. (iii) Khi nào người nghèo, cận nghèo biết phát huy sự hỗ trợ của nhà nước để làm điểm tựa tự vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại nhà nước, thì khi đó, công tác giảm nghèo mới đem lại kết quả và hiệu quả thực sự bền vững./.


  • TT
  • |
  • 880
  • |

Các tin khác