Thông tư này thay cho Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 và Mục I Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ ban hành trước đây. Xin lược trích và giới thiệu.
Theo Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ có những điểm mới trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đó là: (1) Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng. Số lần được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, Thông tư số 08 cũng quy định không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh; tỉ lệ được xét mỗi năm không quá 10% so với tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lượng của đơn vị, cơ quan. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ từ năm 2013 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 08. (2) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã có thông báo nghỉ hưu nếu chưa xếp bậc lượng cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng.
Nếu trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lượng trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, và vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn trước khi có thông báo nghỉ hưu thì đối tượng đó được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định trong Thông tư.
Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cũng nêu cụ thể về chế độ nâng bậc lương thường xuyên, đối với chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì được xét nâng một bậc lương. Còn đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. Các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. Thông tư cũng quy định rõ các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên: thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lượng của đơn vị.
Thông tư 08 cũng quy định thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên. , được áp dụng từ 15/9/2013. Theo đó, Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp cán bộ bị kỷ luật cách chức, công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức, viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức; Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm; Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách. Và trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là 21 (hai một) tháng, nghĩa là tổng thời gian bị kéo dài của ba trường hợp trên.
Thông tư 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013./.